1.
-Khi động từ tận cùng bằng một –e, ta phải bỏ -e trước khi thêm –ing
Ex: love ( loving, write ( write ( writing, etc.
Nhưng nếu động từ tận cùng bằng –ee, ta vẫn giữ nguyên chúng:
Ex: free ( freeing, see ( seeing, knee ( kneeing
2.
- Khi động từ một vần tận cùng bằng một phụ âm (trừ h, w, x, y), đi trước là một nguyên âm, ta gấp đôi phụ âm trước khi thêm –ing.
Ex: stop ( stopping, run ( running, etc.
- Nhưng:
Fix ( fixing, play ( playing (vì có x, y) ở cuối từ.
Greet ( greeting (đi trước bằng 2 nguyên âm)
Work ( working (đi trước bằng 2 phụ âm)
- Quy luật này cũng áp dụng cho động từ 2 vần, miễn là dấu nhấn nằm trên vần cuối cùng:
Be’gin ( beginning, pre’fer ( preferring
Nhưng ‘suffer ( suffering (vì dấu nhấn nằm ở vần đầu)
- Các động từ tận cùng bằng “l” thường được gấp đôi (Mĩ: không gấp đôi)
3.
- Một vài trường hợp cần phải thuộc lòng:
Die ( dying, lie ( lying, tie ( tying (hoặc tieing).
II. CÁCH THÊM “-ED” VÀO ĐỘNG TỪ
1.
- Thêm –d vào sau các động từ tận cùng bằng –ee hoặc –e
Ex: live ( lived, agree ( agreed, etc.
2.
- Thêm –ed vào các động từ còn lại:
Work ( worked, learn ( learned
- Tuy nhiên chúng ta cần chú ý như sau:
a. Đối với các động từ một vần, tận cùng bằng một nguyên âm + một phụ âm (trừ h, w, x, y), chúng ta phải gấp đôi phụ âm trước khi thêm –ed:
Ex: fit ( fitted, stop ( stopped, etc.
Nhưng: stay ( stayed (vì tận cùng là phụ âm y), work ( worked (vì tận cùng là 2 phụ âm rk), heat ( heated (vì tận cùng là 2 nguyên âm ea)
b. Đối với động từ có 2 vần có dấu nhấn ở vần cuối cùng và vần này có cấu tạo âm như trường hợp (a) nói trên, chúng ta cũng phải gấp đôi phụ âm trước khi thêm –ed:
Ex: pre’fer ( preferred, per’mit ( permitted, etc.
c. Động từ tận cùng bằng phụ âm –y, ta chia ra làm 2 trường hợp:
- trước y là một phụ âm, ta biến y thành i trước khi thêm –ed: study ( studied (phát âm –ied là /id/)
- trước y là một nguyên âm, ta thêm –ed bình thường: play ( played.
III. CÁCH THÊM “-S/-ES” VÀO ĐỘNG TỪ HOẶC DANH TỪ
1.
- Hầu hết các danh từ số nhiều đều được thành lập bằng cách thêm –s vào danh từ số ít.
Ex: boy ( boys, house ( houses, dog ( dogs, etc.
2.
- Các danh từ tận cùng bằng s, sh, ch, x, z được tạo thành số nhiều bằng cách thêm –es
Ex: dish ( dishes, church ( churches, box ( boxes, bus ( buses, quiz ( quizes, etc.
3. Riêng đối với các danh từ có tận cùng bằng –y thì ta chia ra làm hai trường hợp:
- Nếu trước –y là một phụ âm, ta bỏ -y thêm –ies vào danh từ: baby ( babies, country ( countries, etc.
- Nếu trước –y là một nguyên âm, ta chỉ thêm –s vào danh từ: boy ( boys, day ( days, etc.
4.
- Một số danh từ tận cùng bằng –f hoặc –fe như calf, half, knife, leaf, life, loaf, self, thief, wife, wolf được tạo thành số nhiều bằng cách bỏ đi –f hoặc –fe rồi thêm vào –ves.
Ex: knife ( knives, wolf ( wolves, etc.
- Các danh từ tận cùng bằng –f hoặc –fe còn lại thì ta thêm –s vào cuối danh từ để tạo thành hình thức số nhiều cho danh từ đó.
Ex: roof ( roofs, belief ( beliefs, cliffs, etc.
5.
- Một số danh từ tận cùng bằng một phụ âm + o được tạo thành hình thức số nhiều bằng cách thêm –es.
Eg: tomato ( tomatoes, potato ( potatoes, hero ( heroes, echo ( echoes
- Các danh từ tận cùng bằng một nguyên âm + o, các từ vay mượn của nước ngoài hoặc các từ được viết tắt thì chỉ cần thêm –s để tạo thành hình thức số nhiều.
Eg: zoo ( zoos, radio ( radios, photo ( photos, piano ( pianos
6. Một số trường hợp danh từ bất quy tắc thông dụng:
Singular form Plural form
A man men
A woman women
A tooth teeth
A foot feet
A child children
A mouse mice
An ox oxen
A sheep sheep
An aircraft aircraft
A deer deer
A fish fish
>>>Xem chi tiết và download...
thank the author. This post's very useful.
ReplyDeletelove ->loving
ReplyDeletewtf is going on.